GIỚI THIỆU VỀ AKIRA JAPAN

Lời Chào Từ Giám Đốc Akira Japan

Kính gửi Quý khách hàng,

Công ty Cổ phần Akira Japan xin trân trọng gửi lời chào, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến Quý khách.

Là một trong những doanh nghiệp uy tín hàng đầu tại thị trường Nhật Bản, Akira Japan hoạt động trong các lĩnh vực: du lịch, xuất – nhập khẩu, xúc tiến đầu tư, chuyển giao công nghệ, y tế – thẩm mỹ, và tư vấn luật Nhật Bản – Việt Nam. Chúng tôi luôn mang trong mình sứ mệnh trở thành cầu nối bền vững, thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế và mở rộng hợp tác thương mại giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.

Trước sự phát triển nhanh chóng và yêu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực du lịch, kết nối thương mại và giải pháp y tế, Akira Japan không ngừng sáng tạo và cải tiến. Chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đồng thời kiến tạo những giá trị vượt trội trong mọi trải nghiệm.

Với phương châm “Uy tín là kim chỉ nam cho mọi hoạt động”, chúng tôi tự hào về sự tin tưởng mà Quý khách hàng dành cho Akira Japan. Đó chính là động lực để chúng tôi không ngừng hoàn thiện và mang lại sự hài lòng trọn vẹn cho khách hàng.

Chúng tôi rất mong được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng trên hành trình xây dựng mối quan hệ bền vững và thành công.

Trân trọng,
Phan Xuân Hiếu
Giám đốc Điều hành – CEO

Lĩnh Vực Hoạt Động Của Akira Japan:

  • Du lịch
  • Xuất  nhập khẩu
  • Xúc tiến đầu tư 
  • Chuyển giao công nghệ
  • Y tế – Thẩm mỹ
  • Tư vấn luật Nhật Bản – Việt Nam

Thông Tin Liên Hệ:

Công ty Cổ phần Akira Japan

Văn phòng tại Nhật Bản:
〒110-0015, 5-10-2-302 Higashi-Ueno, Taito-ku, Tokyo

Văn phòng đại diện tại Việt Nam:
Tầng 22, tòa nhà Ngọc Khánh Plaza, số 1 Phạm Huy Thông, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Email: info@akirajapan.jp

Phone: 047-711-9563

Akira Japan sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ Quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Hãy liên hệ ngay để trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm của chúng tôi.

AKIRA JAPAN.,LTD 

PHAN XUAN HIEU

( CEO- Founder )

Phan Xuân Hiếu và sứ mệnh Akira khởi đầu từ tình yêu

Nhiều năm qua, cái tên Phan Xuân Hiếu – Hiếu Akira xuất hiện trong nhiều hoạt động kết nối giao thương, đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản. Chàng doanh nhân trẻ này đã tự chọn cho mình một sứ mệnh và sứ mệnh ấy khởi nguồn từ tiếng gọi tình yêu của một cô gái trên đất nước mặt trời mọc…

 

Đi theo tiếng gọi tình yêu

Tokyo những ngày cuối tháng 12. Ở Việt Nam, mùa đông đã đến từ lâu, nhưng ở nơi đây, bóng dáng mùa thu như vẫn còn đâu đó trên những hàng cây ngân hạnh – loài cây đặc trưng của thành phố. Lá vàng rực rỡ lặng lẽ trút từng mảng bay mênh mông trong gió. Khi chúng tôi tới Tokyo cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, một chàng trai trẻ đón đoàn tại sân bay và giới thiệu bằng giọng xứ Nghệ “nguyên chất”: “Em là Hiếu, biệt danh Hiếu Akira với doanh nghiệp cùng tên. Doanh nghiệp chúng em chuyên hỗ trợ, kết nối các đoàn từ Việt Nam sang Nhật Bản công tác!”. Hiếu chỉ ra hàng ngân hạnh khoe sắc thu vàng cuối mùa ở Tokyo và cho chúng tôi hay, thấm thoát anh đã trải qua mùa thu thứ 14 ở đất nước mặt trời mọc. Đến Tokyo bằng hai bàn tay trắng, chàng trai xứ Nghệ năm nào giờ đây đã là chủ tịch công ty Akira Japan – một doanh nghiệp có tên tuổi trong lĩnh vực du lịch. Doanh nghiệp khát khao thực hiện sứ mệnh làm một cây cầu nhỏ kết nối về kinh tế và văn hóa, mở rộng quan hệ hợp tác và xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Phan Xuân Hiếu đến với Nhật Bản thật tình cờ. Tình cờ như chính câu chuyện tình yêu bồng bột và mãnh liệt của chàng trai này.

Khi đó Hiếu vừa tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội, xin vào làm việc tại văn phòng đại diện phía Nam – một cơ quan nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó, thời sinh viên, Hiếu say mê học tiếng Nhật, tiếng Trung và cũng không bao giờ nghĩ mình sẽ ra nước ngoài lập nghiệp.

Vào làm việc ở cơ quan nhà nước với đồng lương ít ỏi chỉ vài triệu, chiếc xe máy Dream cũng là của bố mẹ từ huyện miền núi Nghĩa Đàn thuộc tỉnh Nghệ An gửi vào cho, Hiếu chưa có định hình gì cho tương lai.

Bất ngờ một ngày mùa hè, cơ quan đón một doanh nhân người Nhật Bản có doanh nghiệp tại Trung Quốc sang làm việc. Ông muốn chuyển công xưởng sang đầu tư ở Việt Nam nên xuôi ngược Thành phố Hồ Chí Minh, Long An tìm hiểu. Sẵn biết chút tiếng Nhật, Hiếu được cơ quan giao đưa đón con gái doanh nhân – sau này anh mới biết ông là một nhà tài phiệt có thế lực.

Những buổi đầu đưa đón của Hiếu đã tạo ra ký ức “kinh hoàng” cho cô tiểu thư con nhà danh gia vọng tộc. Chở cô gái trẻ xinh đẹp trên chiếc Dream mới đã tháo yếm, Hiếu vít tay ga vọt qua ngã tư trong tiếng hét lớn của cô. Cứ tưởng cô gái phấn khích, Hiếu trổ tài lạng lách, đánh võng, bó vỉa qua những cung đường vòng quanh Chợ Bến Thành, Đường Đồng Khởi… mà không biết cô gái run cầm cập phía sau, túm áo anh đến rách vai mà chàng vẫn không hay biết.

Sau ngày đầu bị phê bình, Hiếu xin lỗi và lặng lẽ làm “người vận chuyển” kiêm hướng dẫn viên du lịch đưa cô bé 19 tuổi thăm thú khắp Sài Gòn hoa lệ. Anh cũng thật thà kể về miền quê nghèo gió lào cát trắng của mình, về khát vọng được lập nghiệp, làm giàu. Sự chân thành mộc mạc của chàng trai trẻ không ngờ lại làm rung động trái tim cô gái con nhà tài phiệt. Một tuần ở Việt Nam qua nhanh, Hiếu đưa cô bé và nhà tài phiệt ra sân bay. Họ lặng lẽ đi bên nhau thì bất ngờ cô bé dừng lại, chờ cha mình đi vào trong rồi tiến đến ôm lấy Hiếu kèm lời dặn dò:

“Em sẽ chờ anh tại Nhật Bản”.

Một câu nói giữa phi trường phút chia tay nhưng ám ảnh suốt một đời với chàng trai xứ Nghệ. Anh coi đó là lời hẹn ước và quyết tâm sẽ làm tất cả để có một ngày được đặt chân tới đất nước Xứ Phù Tang gặp người trong mộng.

Nhưng đi Nhật Bản bằng cách nào đâu có đơn giản khi Hiếu chẳng có tiền, gia đình cũng không có thế lực. Hiếu đọc trong sử sách, khi xưa cụ Phan Bội Châu, một chí sĩ quê Nghệ An từng khởi xướng phong trào Đông Du sang Nhật tìm đường cứu nước. Hiếu quyết tâm đi theo tiếng gọi của con đường Đông Du, tìm đường qua Nhật Bản học tập, tích lũy kinh nghiệm.

Những tháng ngày giông bão

Phan Xuân Hiếu nhớ lại: “Từ lời hẹn ước với một cô gái xứ Phù Tang, đất nước của những cánh hoa anh đào, tôi đã bắt đầu ấp ủ nhiều điều cho chuyến đi từ Việt Nam tới Nhật Bản. Xung quanh tôi, các anh, các chị, các em, người thì quê ở Nghệ An, người thì quê Quảng Bình, những miền đất từ miền Trung hội tụ tại Thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ và cùng ra trường thực tập ở một công ty. Nhiều cuộc nói chuyện với nhau, mọi người cũng bàn bạc, làm thế nào chi tiêu với số tiền ít ỏi giữa mảnh đất này, làm thế nào để thay đổi cuộc đời với nhiều góc nhìn về sự vận động của kinh tế không ngừng nghỉ. Tôi cũng có nhiều trăn trở trong lòng và cũng đã nghĩ nhiều đến việc mình cần phải có những thay đổi, có những đột phá, có những bước đi mới thì mới có thể thay đổi được cuộc sống. Song, nhiều khó khăn bủa vây, đó là khi tâm trí quyết tâm làm việc lớn và lại mang trong mình lời hẹn ước cùng tình yêu. Đúng ngày 11 tháng 3, khi Nhật Bản xảy ra động đất, sóng thần, tháng 4 năm ấy có những đoàn gọi tuyển tình nguyện viên quốc tế để khắc phục những tác động của sóng thần, giúp đỡ những người dân khu vực ảnh hưởng. Khi tôi nhận được thông tin, với những gì đọc được trên các phương tiện thông tin, từ tàu thuyền, nhà cửa trôi hết, mọi người bị ảnh hưởng, tôi bỗng thấy trong mình cảm giác của những người quê hương miền Trung Việt Nam đang gặp thảm họa thiên tai. Từ nền tảng học tại Đại Học Luật Hà Nội và cũng là thành viên của một số tổ chức tình nguyện, đồng thời giữ chức Bí thư Đoàn và hoạt động khá sôi nổi, khi nộp hồ sơ, tôi đã được duyệt ngay và là người đầu tiên ở Việt Nam tham gia chuyến tình nguyện đến vùng Đông Bắc Nhật Bản”.

Phan Xuân Hiếu tại Nhật Bản

Hành trình của Phan Xuân Hiếu bắt đầu như thế, từ quyết tâm, từ động lực đi gặp mối tình đầu. Hành trình ấy bắt đầu từ những bước chân khắp từ phía Bắc tỉnh Iwate đến đảo Hokkaido, khu vực Miyagi, và cả vùng hải cảng Kesennuma ở Sendai, nơi nổi tiếng với các câu chuyện về tàn sát cá mập và cá voi của người Nhật. Bước chân của Phan Xuân Hiếu đi hết khắp vùng duyên hải Đông Bắc Nhật Bản, nhưng anh chưa một lần đến Osaka, quê hương của người con gái anh hẹn thề, chỉ đơn giản vì lòng tự trọng của một chàng trai đất Việt: “Sẽ chỉ gặp nàng khi có một chút thành công, chứ không đến nhờ vả, đến mà không có gì sẽ mất điểm”.

Anh quyết chí “phải thành công mới gặp nàng”, dù ngày gặp có thể sau 2 năm, 3 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm!

“Tôi rất biết ơn một người anh, Hamada trợ lý của chủ tịch, đã giúp tôi thỉnh thoảng liên lạc với em gái người Nhật đấy. Em gửi tôi những bức thư tay ‘Hieu san Ganbatte, Ouenshiteru yo’ – ý nghĩa là ‘Anh cố gắng lên, em sẽ luôn ủng hộ anh”. Em ấy là con gái của một gia đình tài phiệt tại Osaka, nhưng tôi chỉ là một chàng thanh niên mới ra trường đi sang Nhật, sự nghiệp chưa có gì trong tay cả” – Phan Xuân Hiếu kể.

“Tôi quyết tâm ở lại và rất may mắn trong chuyến tình nguyện đó, được gặp và giao lưu với nhiều người Nhật. Sau đó, tôi quen biết bác nghệ sĩ đánh đàn violin trong các buổi hòa nhạc giao lưu. Tôi lúc thì tham gia dọn rác tại bãi biển, lúc thì đi nấu phở cho những người tạm trú ăn. Không có nguyên liệu như ở quê mình, nhưng người dân Nhật ở các vùng chịu thiên tai khi ăn cái mùi vị đặc trưng Việt Nam, ai cũng khen ngon, có người còn xin thêm hai ba bát phở và tôi cảm thấy rất tự hào”.

Sau đó, Hiếu quyết tâm ở lại và bắt đầu xin vào học tại một học viện kinh doanh và truyền thông hai năm ở Đông Bắc Nhật Bản. Học xong, anh được giới thiệu xuống Tokyo để làm việc tại một viện nghiên cứu M&A. Hồi đó, anh nghiên cứu về đề tài China + 1, xu hướng di chuyển các công xưởng từ Trung Quốc về Việt Nam và đã liên lạc với chủ tịch ở Osaka và qua đó biết được thêm chút thông tin với người yêu. Như đã nói ở trên, do có một chút tự ái, chưa có gì trong tay nên chưa gặp nàng. Hiếu quyết tâm học để có sự nghiệp.

Và ngày ấy cũng đã đến. Tròn 5 năm sau, tôi quay xuống Osaka gặp nàng với bao háo hức. Chàng ngập ngừng bấm chuông trước căn biệt thự, run run chờ giây phút trùng phùng thì cửa bật mở. Cô gái năm xưa xuất hiện ra chào với đứa con bế trên tay.

Hiếu lặng người, còn người năm xưa cũng rưng rưng lệ. Ai đó nói “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”, thật đúng!

Hai đứa đứng mãi trên cầu Osaka nhìn dòng nước chia đôi ngả.

“Mỗi lần nghe những bài hát mà cô ấy hát, một cảm xúc cứ dâng trào lên trong tôi. Cái dại khờ của tuổi trẻ là cứ mải mê đi tìm sự nghiệp mới, có sự nghiệp thì người tình trong mộng của mình lúc đó đã xa mất rồi” – Hiếu tâm sự.

Akira Japan và sứ mệnh tiếp nối một tình yêu khác

Mối tình đầu dang dở, nhưng Hiếu lại có thêm tình yêu với đất nước và sự kết nối văn hóa giữa hai dân tộc.

“Sau đó, tôi có một lời mời làm việc ở một công ty luật tại Nhật Bản. Họ cử tôi về Việt Nam để làm việc, tôi nói rằng tôi chưa biết gì về Nhật Bản cả, sang đây chỉ có đi học thôi, nên cho phép tôi đi một vòng Nhật Bản rồi về. Đi dạo một vòng Nhật Bản, tôi thấy Nhật Bản đẹp quá, nhiều cái hay, văn hóa, lịch sử truyền thống đến khoa học công nghệ hiện đại đều quá hấp dẫn, nên tôi từ chối việc làm ở công ty luôn”. – Hiếu kể lý do chuyển sang làm việc tại công ty du lịch. Anh được nhận vào các dự án của Saigontourist tại Nhật Bản, công ty du lịch lữ hành lớn, trong vai trò người dẫn đường, khi thì phiên dịch tại Nhật Bản cho các đoàn chính khách, đoàn công tác. Mãi đến năm 2020, sau động đất, anh mới quyết tâm khởi nghiệp và thành lập một công ty riêng sau khi được sự khích lệ của bác người Nhật năm xưa, bác chơi đàn trong các đợt tình nguyện khởi xướng. Bác ấy sau này đã trở thành cha nuôi của Hiếu. Một ngày cuối năm giáp Tết, bác đưa Hiếu về Tokyo và rồi đến Karuizawa, Nagano vào một ngày Tết. Lúc này, anh mới biết rằng bác ấy là ba đời thế tục của gia đình truyền thống Samurai. Xuất phát từ vùng Kagoshima ngày xưa, là phiên Satsuma – nổi tiếng anh hùng, thao lược trong thời kỳ Minh Trị, có công lớn trong công cuộc Phò tá Thiên Hoàng Minh Trị thống nhất đất nước và canh tân đổi mới. Anh Hiếu được sống trong bầu không khí của giới thượng lưu, tiếp xúc với tầng lớp tinh hoa Nhật Bản, những người mà cha ông của họ là những lãnh đạo đã đưa Nhật Bản thành cường quốc kinh tế khoa học kỹ thuật.

Cha nuôi người Nhật là người định hướng công ty của Hiếu từ logo tới tên gọi Akira, có nghĩa là “ngày mai tươi sáng”.

Tên Akira có ý nghĩa là người mang đến sự tươi sáng, rạng rỡ cho cuộc sống, là nguồn sáng dẫn dắt, truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh và thể hiện phẩm chất tốt đẹp, tiềm năng lãnh đạo của người mang tên này.

Tên Akira đã được sử dụng từ lâu đời ở Nhật Bản và xuất hiện trong nhiều tài liệu lịch sử, văn học, có nguồn gốc từ tiếng Hán, du nhập vào Nhật Bản từ rất lâu đời. Những người mang tên này được miêu tả là người có tính cách thông minh, sáng tạo, dũng cảm và chân thành. Họ là những người có trách nhiệm, kỷ luật và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó. Họ rất dũng cảm, mạnh mẽ và dám đương đầu với thử thách.
Những người nổi tiếng tên Akira đều đạt được thành công trong các lĩnh vực khác nhau như Akira Yoshino – Nhà khoa học vật liệu người Nhật Bản, được biết đến với công trình phát triển pin lithium-ion và được trao giải Nobel Hóa học năm 2019; Akira Morita: Nhà sáng lập tập đoàn Sony, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản; Akira Yamaguchi: Nhà đầu tư người Nhật Bản, sáng lập quỹ đầu tư SoftBank Vision Fund.

Cha nuôi anh, một trong những giám đốc, chủ tịch công ty IT lớn và một trong những nhà thiết kế nổi tiếng về logo hàng đầu của Nhật Bản đã tự tay thiết kế logo Akira Japan và định giá logo này lên đến 90.000 USD.

Hiếu không dám nghĩ đến những thành công lớn lao như những người mang tên Akira, mà anh chỉ tâm niệm làm sao tiếp tục sứ mệnh kết nối của mình.

Liên hệ

ĐỐI TÁC CỦA  AKIRA JAPAN

Công ty cổ phần Akira Japan xin gửi đến quý khách lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe, may mắn và an lành.

Akira Japan